Hậu vệ của Arsenal Zinchenko ra mắt thể thao điện tử chuyên nghiệp
Chiều 20.3, đại diện Ban giám hiệu Trường trung - tiểu học Petrus Ký (P.Hiệp Thành, TP.Thủ Dầu Một, Bình Dương) đã cho dừng việc khảo sát thu thập thông tin học sinh có phụ huynh là viên chức nhà nước.Trước đó, nhiều phụ huynh học sinh nhận được link "Khảo sát phụ huynh" do giáo viên của trường gửi vào trong nhóm với nội dung: "Kính thưa ba mẹ, nhà trường cần nắm thông tin số lượng phụ huynh là viên chức nhà nước nên rất mong ba mẹ thực hiện giúp cô link khảo sát ạ. Cảm ơn ba mẹ rất nhiều".Theo đó, khi nhấn vào link, phụ huynh học sinh sẽ phải trả lời các câu hỏi bắt buộc như họ và tên học sinh, học lớp nào và trả lời câu hỏi "có" hoặc "không" vào mục "Có bố mẹ đang là công chức nhà nước".Sau khi nhận được câu hỏi khảo sát của nhà trường, nhiều phụ huynh (kể cả những người không phải là công chức, viên chức) cũng tỏ ra băn khoăn, đồng thời cho rằng việc khảo sát này là nhạy cảm, ảnh hưởng đến tâm tư của những phụ huynh đang là công chức, viên chức nhà nước trong thời điểm đang chuẩn bị sáp nhập các phường, xã và một số cơ quan nhà nước, sắp xếp, tinh gọn bộ máy ở Bình Dương hiện nay.Trả lời câu hỏi của PV Thanh Niên, ông Phạm Ngọc Nam, Hiệu trưởng Trường trung - tiểu học Petrus Ký, giải thích do bộ phận tuyển sinh của trường hiểu nhầm ý chỉ đạo của lãnh đạo nhà trường nên đã tự lập link khảo sát và gửi cho phụ huynh học sinh.Ông Nam cho rằng nhà trường có chỉ đạo bộ phận tuyển sinh thu thập thông tin học sinh có phụ huynh đang làm công chức, viên chức nhà nước trên cơ sở hồ sơ, dữ liệu sẵn có đang được lưu trữ tại trường để phục vụ công tác, chiến lược tuyển sinh trong các năm học tiếp theo của trường."Tuy nhiên, bộ phận tuyển sinh đã hiểu nhầm chỗ này, thay vì thống kê, thu thập trên hồ sơ, dữ liệu sẵn có thì lại đi lập link để khảo sát, thu thập. Đúng là thời điểm này có phần nhạy cảm nên tôi đã chỉ đạo dừng việc khảo sát lại", ông Phạm Ngọc Nam nói.
HLV Mai Đức Chung và Thanh Nhã rạng ngời tại sự kiện đặc biệt
Phát biểu tại lễ khai mạc, Giám đốc Sở TT-TT TP.HCM Lâm Đình Thắng, Trưởng ban tổ chức Đường sách Tết Giáp Thìn, cho biết: "2024 là năm thứ 14 lễ hội Đường sách tết được tổ chức và là năm thứ 2 lễ hội Đường sách tết được bố trí tại một trong những tuyến đường đẹp nhất TP.HCM - đường Lê Lợi, và trở thành một trong những sự kiện trọng tâm của các hoạt động văn hóa, nghệ thuật đón xuân, chào mừng năm mới của thành phố mang tên Bác".
Bang New York muốn khuyến khích sinh viên quốc tế ở lại khởi nghiệp
Mấy ngày qua, mạng xã hội xuất hiện những đoạn clip một số người đi ô tô, xe máy không dám vượt đèn đỏ nhường đường xe cấp cứu gây tranh cãi. Có người sợ vượt đèn nhường đường sẽ CSGT phạt nguội. Có người lại sợ "phiền" vì phải chứng minh lỡ có bị thổi phạt. Trước tranh cãi này, Phòng CSGT (PC08, Công an TP.HCM) cho hay, xe ưu tiên là các loại xe được hưởng các quyền ưu tiên khi tham gia giao thông. Khi có tín hiệu của xe được quyền ưu tiên, người tham gia giao thông phải nhường đường, không được cản trở xe được quyền ưu tiên.Như vậy, người dân khi tham gia giao thông phải nhường đường cho xe ưu tiên, gồm các loại xe sau theo Điều 27 Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024:Các loại xe ưu tiên được nêu trên (trừ đoàn xe tang) không bị hạn chế tốc độ; được phép đi không phụ thuộc vào tín hiệu đèn giao thông, đi vào đường ngược chiều, các đường khác có thể đi được. Riêng đối với đường cao tốc, xe ưu tiên chỉ được đi ngược chiều trên làn dừng xe khẩn cấp; phải tuân theo hiệu lệnh của người điều khiển giao thông, biển báo hiệu tạm thời. Xe ưu tiên được quyền đi trước xe khác khi qua đường giao nhau từ bất kỳ hướng nào.Theo CSGT, xe ưu tiên khi đi làm nhiệm vụ phải phát tín hiệu gồm: đèn phát tín hiệu ưu tiên, còi phát tín hiệu ưu tiên, cờ hiệu ưu tiên cụ thể của từng loại xe. Khi có tín hiệu của xe ưu tiên, người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ phải giảm tốc độ, đi sát lề đường bên phải hoặc dừng lại để nhường đường, trạm thu phí phải ưu tiên cho xe ưu tiên qua trạm trong mọi tình huống, không được gây cản trở.CSGT TP.HCM thông tin, theo Nghị định 168/2024, không nhường đường hoặc gây cản trở xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ sẽ bị phạt từ 6 - 8 triệu đối với ô tô và từ 4 - 6 triệu đối với xe máy; đồng thời, người vi phạm bị trừ 4 điểm GPLX."Các xe ưu tiên là những xe đi làm nhiệm vụ khẩn cấp, có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng của con người cũng như tình hình trật tự an toàn xã hội, an ninh quốc gia. Do đó, chấp hành các quy định về xe ưu tiên, nhất là việc nhường đường cho xe ưu tiên đi làm nhiệm vụ không chỉ là là nét đẹp văn hóa giao thông mà còn là trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi người dân", đại diện Phòng CSGT Công an TP.HCM nhấn mạnh.
Sáng 19.3, trong khuôn khổ Lễ hội Quán Thế Âm TP.Đà Nẵng năm 2025, Ủy ban Hòa bình TP.Đà Nẵng phối hợp Ban tổ chức lễ hội và UBND Q.Ngũ Hành Sơn tổ chức chương trình Đi bộ vì hòa bình cho nhân loại.Phát biểu tại chương trình, ông Lê Văn Trung, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.Đà Nẵng, Chủ tịch Ủy ban Hòa bình TP.Đà Nẵng, nhấn mạnh: "Chương trình đi bộ không chỉ là hoạt động văn hóa thể thao mà còn mang thông điệp đoàn kết, yêu thương nhau giữa các dân tộc, quốc gia và cộng đồng trên toàn thế giới. Hòa bình là khát vọng chung của nhân loại, và hôm nay mỗi bước chân chúng ta đi chính là sự góp sức vì một thế giới hòa bình và phát triển bền vững".Đồng hành cùng sự kiện, ông Mori Takero - Tổng lãnh sự Nhật Bản tại Đà Nẵng chia sẻ: "Hoạt động này không chỉ thúc đẩy tinh thần hợp tác và thấu hiểu lẫn nhau, mà còn lan tỏa thông điệp hòa bình đến toàn thế giới. Tôi cảm thấy vô cùng tự hào khi được tham gia vào sự kiện đầy ý nghĩa này".Sự kiện thu hút hơn 3.000 du khách, du học sinh, sinh viên các trường ĐH, CĐ trên địa bàn TP.Đà Nẵng tham gia, tạo nên không khí sôi nổi, gắn kết và lan tỏa mạnh mẽ tinh thần thân ái. Đây không chỉ là dịp để mọi người rèn luyện sức khỏe mà còn là cơ hội để cùng nhau chia sẻ những giá trị nhân văn sâu sắc.Cũng trong khuôn khổ Lễ hội Quán Thế Âm, hôm qua 18.3 đã diễn ra giải đua thuyền truyền thống đoạt cờ lệnh rước Huyền Trân công chúa, thu hút đông đảo người dân, du khách theo dõi bên sông Cổ Cò.Năm nay, giải quy tụ 5 đội đua thuyền nam (Hải Châu, Liên Chiểu, Cẩm Lệ, Sơn Trà, Hòa Vang) và 5 đội thuyền nữ (Mỹ An, Khuê Mỹ, Hòa Hải, Hòa Quý – TP.Đà Nẵng, Duy Tân - Quảng Nam).Đây là giải đua thuyền truyền thống tái hiện hoạt cảnh tướng Trần Khắc Chung tuân lệnh vua Trần Anh Tông, mang theo binh lính tinh nhuệ rước công chúa Huyền Trân từ Chiêm Thành về kinh đô Đại Việt.Kết quả ở nội dung nữ, đội P.Hòa Hải xuất sắc giành cúp vô địch, đội xã Duy Tân về nhì, đội P.Khuê Mỹ đạt giải ba, đội P.Mỹ An giải khuyến khích.Ở nội dung thuyền nam, đội H.Hòa Vang vô địch và tham gia đoàn rước công chúa Huyền Trân; đội Q.Hải Châu về nhì, đội Q.Liên Chiểu về thứ ba, đội Q.Cẩm Lệ nhận giải khuyến khích.Hội đua thuyền truyền thống Lễ hội Quán Thế Âm với hoạt cảnh tái hiện lịch sử là một trong những nét đẹp văn hóa độc đáo mang đặc trưng riêng vùng sông nước, là hoạt động văn hóa tín ngưỡng mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, nhà nhà hạnh phúc.Trước đó, sáng 16.3 tại Q.Ngũ Hành Sơn cũng đã diễn ra Ngày chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân năm 2025 với hơn 3.000 người tham gia, do Sở Văn hóa và Thể thao TP.Đà Nẵng tổ chức, chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng TP.Đà Nẵng (29.3.1975 – 29.3.2025).Các đại biểu, người dân, du khách đã tham gia chạy đồng hành 2 km, khối lực lượng vũ trang TP.Đà Nẵng cũng tham gia phần thi chạy tập thể 1 km.Ông Nguyễn Trọng Thao, Phó giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao TP.Đà Nẵng, Trưởng ban tổ chức sự kiện, cho biết nhiều năm qua phong trào thể dục thể thao quần chúng tại thành phố phát triển mạnh mẽ, thu hút đông đảo người dân, góp phần nâng cao thể chất, chất lượng cuộc sống và xây dựng lối sống lành mạnh trong cộng đồng."Do đó ngày chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân không chỉ là phong trào, mà còn kêu gọi mỗi người xem việc rèn luyện sức khỏe thành thói quen hằng ngày, góp phần xây dựng một Đà Nẵng khỏe mạnh, năng động và phát triển bền vững", ông Nguyễn Trọng Thao nói.Kết quả, ban tổ chức trao giải nhất cho Bộ chỉ huy Quân sự thành phố, giải nhì thuộc về Sư đoàn không quân 372; đồng giải ba gồm Sư đoàn phòng không 375 và Công an thành phố; đồng giải khuyến khích thuộc về Bộ tư lệnh Vùng 3 hải quân và Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng thành phố.
Thực hư chuyện Trường chuyên Lê Quý Đôn Nha Trang tổ chức bán vé số tại trường
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, ngày 7.1, khu vực Tây Bắc bộ đang chịu ảnh hưởng bởi không khí lạnh, trời nhiều mây, có mưa vài nơi, trưa chiều giảm mây trời nắng. Gió nhẹ, trời rét. Nhiệt độ thấp nhất từ 12 - 15 độ C, có nơi dưới 11 độ C; nhiệt độ cao nhất từ 20 - 23 độ C, có nơi trên 23 độ C.Đông Bắc bộ nhiều mây, có mưa vài nơi, trưa chiều giảm mây trời nắng, trời rét. Nhiệt độ thấp nhất từ 13 - 16 độ C, vùng núi có nơi dưới 11 độ C; nhiệt độ cao nhất từ 20 - 23 độ C, có nơi trên 23 độ C.Theo cơ quan khí tượng, từ ngày 8.1, miền Bắc sẽ đón đợt không khí lạnh khiến trời có mưa vài nơi; riêng vùng núi và trung du đêm 8 - 9.1 có mưa rải rác, trời rét, vùng núi có nơi rét đậm, rét hại. Khu vực Bắc và Trung Trung bộ từ khoảng 9 - 12.1 có mưa, mưa rào rải rác và có nơi có giông, đêm và sáng trời rét; từ ngày 10 - 12.1 trời rét.Trong đợt không khí lạnh này, nhiệt độ thấp nhất tại Hà Nội và một số tỉnh đồng bằng Bắc bộ khoảng 14 - 16 độ C, các tỉnh miền núi phía bắc khoảng 12 - 13 độ C.Đến khoảng ngày 12.1, không khí lạnh được tăng cường mạnh hơn khiến nhiệt độ giảm sâu. Nhiệt độ thấp nhất tại Hà Nội khoảng 11 độ C, miền núi khoảng 9 - 11 độ C.Hiện nay, ở vùng biển phía đông của khu vực bắc Biển Đông có gió mạnh cấp 6. Phía đông khu vực bắc Biển Đông và phía tây khu vực nam Biển Đông (bao gồm vùng biển phía tây quần đảo Trường Sa) có gió mạnh cấp 6, giật cấp 7 - cấp 8, sóng biển cao 2 - 4 m.Vùng biển giữa Biển Đông và vùng biển từ Bình Định đến Bà Rịa - Vũng Tàu có gió cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7 - 8. Biển động, sóng cao 2 - 3,5 m.Cảnh báo, ngày và đêm 8.1, vùng biển phía bắc khu vực bắc Biển Đông, vùng biển phía tây nam Biển Đông (bao gồm vùng biển phía tây quần đảo Trường Sa) và vùng biển từ Khánh Hòa đến Bình Thuận có gió đông bắc mạnh cấp 6, giật cấp 7 - cấp 8, biển động, sóng cao 2 - 4 m.Cấp độ rủi ro thiên tai do gió mạnh trên biển cấp 2. Toàn bộ tàu thuyền hoạt động trên các khu vực trên đều có nguy cơ cao chịu tác động của lốc xoáy, gió mạnh và sóng lớn.

Hơn 1.000 sinh viên xúc động khi được về quê trên chuyến xe miễn phí
Lần đầu tiên lễ hội cà phê không tổ chức đua voi, tái hiện cảnh săn bắt voi...
Chiều 4.3, tại trụ sở T.Ư Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng ban Chỉ đạo T.Ư về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia (Ban Chỉ đạo), chủ trì phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.Kết luận phiên họp, Tổng Bí thư Tô Lâm đánh giá, kể từ phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo đến nay, nhiều nội dung công việc liên quan tới Nghị quyết 57 đã được bắt tay vào triển khai thực hiện. Ban Chỉ đạo được kiện toàn, hoàn thiện quy chế hoạt động, tổ giúp việc, hội đồng tư vấn…Quốc hội cũng đã kịp thời ban hành Nghị quyết 193 với nhiều nhóm cơ chế, chính sách để bước đầu thể chế hóa Nghị quyết 57 vào thực tiễn. Việc chuyển đổi số trong các cơ quan đảng bước đầu có những chuyển biến tích cực…Về nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới, Tổng Bí thư nhấn mạnh, phải gắn kết triển khai Nghị quyết 57 với tiếp tục triển khai Nghị quyết 18 để tái cấu trúc hệ thống quản lý từ T.Ư đến cơ sở, gắn với ứng dụng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, đảm bảo đồng bộ hoạt động các cấp chính quyền.Tổng Bí thư cũng đề nghị các cơ quan Chính phủ đánh giá xem việc tinh gọn vừa qua "tính ra tiết kiệm được bao nhiêu tiền", để đầu tư vào các nhiệm vụ, trong đó có đầu tư cho lĩnh vực khoa học, công nghệ.Tổng Bí thư yêu cầu tiếp tục đẩy mạnh việc hoàn thiện cơ chế, thể chế chính sách, đảm bảo nguồn lực, nhân lực triển khai thực hiện Nghị quyết 57. Nhiệm vụ này phải được tiến hành khẩn trương, đồng bộ, hiệu quả, hoàn thành trong quý 2/2025.Theo yêu cầu của Tổng Bí thư, phải tập trung xây dựng hoàn thiện hạ tầng nền tảng số, đặc biệt là trung tâm dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu quốc gia về doanh nghiệp, cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai; phát triển các khu công nghệ cao, công nghệ chiến lược như trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, công nghệ bán dẫn.Cùng với đó, phải mạnh dạn lựa chọn, đưa sản phẩm vào thực tiễn, nhất là các sản phẩm do các doanh nghiệp phát triển, triển khai thí điểm vừa làm vừa hoàn thiện, đánh giá hiệu quả trước khi nhân rộng.Nói về các nhiệm vụ cụ thể của các cơ quan, đơn vị, Tổng Bí thư yêu cầu, Đảng ủy Quốc hội và Đảng ủy Chính phủ cần tập trung xây dựng, sửa đổi, bổ sung các luật để trình Quốc hội xem xét, thông qua ngay tại kỳ họp thứ 9 (tháng 5).Tổng Bí thư cũng yêu cầu điều chỉnh dự toán ngân sách năm 2025 để bố trí ít nhất 3% tổng chi ngân sách cho phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, và tiếp tục nâng lên thành 2% GDP trong 5 năm tiếp theo. Cùng đó, phải tập trung chuyển đổi hàm lượng tỷ lệ khoa học, công nghệ trong sản phẩm, hàng hóa để tăng tính cạnh tranh.Một nhiệm vụ quan trọng, theo Tổng Bí thư, phải cập nhật khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, chính quyền số và điều chỉnh các hệ thống theo hướng phù hợp với mô hình chính quyền 3 cấp: T.Ư, tỉnh, xã. Trong đó, phải số hóa các dữ liệu phục vụ cho bàn giao, nâng cấp hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính để thực hiện được ngay sau khi kết thúc mô hình cấp huyện, hoàn thành trong quý 2/2025.Tổng Bí thư cũng yêu cầu nghiên cứu phát triển hệ thống các trung tâm nghiên cứu thử nghiệm, các phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia, tập trung cho công nghệ chiến lược; lập quỹ đầu tư cho phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, hoàn thành trong quý 2/2025.Theo Tổng Bí thư, cần phát triển hạ tầng công nghệ dữ liệu và ứng dụng, xây dựng và hoàn thiện hạ tầng số, nền tảng số, đảm bảo phục vụ phủ sóng mạng di động băng thông rộng 5G toàn quốc, đẩy mạnh triển khai internet vệ tinh; sớm đưa trung tâm dữ liệu quốc gia vào vận hành.Đồng thời, phát triển trí tuệ nhân tạo, xác định đây là công nghệ mũi nhọn đột phá, có kế hoạch nghiên cứu, ứng dụng triển khai ngay vào những lĩnh vực hành chính công.Tổng Bí thư cũng yêu cầu hoàn thành các tiện ích trên ứng dụng VNeID; mở cổng xuất nhập cảnh tự động. Triển khai thu phí không dừng tại bến xe, bãi đỗ trong đô thị, thúc đẩy văn minh giao thông. Đẩy mạnh số hóa, tái cấu trúc quy trình, đơn giản hóa thủ tục hành chính, nhất là các dịch vụ công liên quan tới đất đai, doanh nghiệp.Tổng Bí thư cũng nêu, cần khẩn trương xây dựng và ban hành danh mục công nghệ chiến lược của Việt Nam; có chương trình quốc gia phát triển công nghệ công nghiệp chiến lược. Đồng thời, cần nghiên cứu kỹ hướng đi của các nước trên thế giới về công nghệ chiến lược; rà soát, nghiên cứu, quản lý về đất hiếm của Việt Nam.
Khám phá 'chiếc tủ quần áo biết thở' dành cho các tín đồ hàng hiệu
Color Man (quý ông đa sắc) chính là biệt danh của cựu MC Đỗ Văn Bửu Điền, sinh năm 1969, quê Bến Tre. Ông từng là biên tập viên kỳ cựu của Đài Truyền hình TP.HCM. Bên cạnh đó, Color Man còn được biết đến là "ông trùm giải trí", người đứng sau ánh hào quang của các gameshow truyền hình ăn khách khu vực phía Nam. Nhiều chương trình do Color Man và công ty Điền Quân đứng ra sản xuất như Thách thức danh hài, Giọng ải giọng ai, Dấu ấn huyền thoại, Thiên đường ẩm thực, Hát mãi ước mơ... từng làm mưa làm gió trên sóng truyền hình. Tuy nhiên, những năm qua, cái tên Điều Quân gần như biến mất khỏi thị trường nhà sản xuất các chương trình truyền hình giải trí. Color Man cũng chuyển hướng làm YouTuber và kinh doanh một số sản phẩm. Mới đây, trong một livestream trên kênh YouTube cá nhân, Color Man chia sẻ nhiều khán giả vẫn liên tục nhắn tin hỏi về thời điểm các chương trình của Điền Quân trở lại. Chính vì thế, ông lên livestream để trò chuyện, chia sẻ về cuộc sống hiện tại đến những người quan tâm mình. "Bà con đang rất trông mong các chương trình của Điền Quân trở lại vì rất giải trí, phù hợp cho cả gia đình xem, nhiều chương trình rất nhân văn. Họ chờ đợi nhưng 6 năm qua vẫn chưa trở lại. Tôi biết tất cả quý khán giả yêu thương đều mong muốn Color Man sớm vượt qua nghịch cảnh và trở lại với những chương trình và dự án ý nghĩa. Tôi rất cảm động vì điều đó", Color Man chia sẻ.Ông tiếp tục: "Từ lúc tôi bắt đầu làm các chương trình giải trí, tôi chưa bao giờ nghĩ tới hào quang. Cái tôi và ê kíp luôn nghĩ đến là phải làm mới các chương trình. Ví dụ, chương trình Thách thức danh hài, Hát mãi ước mơ… mùa 1 đã hay rồi thì mùa 2 phải làm sao cho mới, sáng tạo, tìm câu chuyện, màu sắc mới. Cứ bước sang mùa mới là tôi rất áp lực, chứ không quan tâm đến việc làm sao để nổi tiếng, hào quang gì cả". "Ông trùm giải trí" sinh năm 1969 tiết lộ công ty đang cố gắng tìm cách sản xuất trở lại các chương trình. Color Man cho biết bản thân có rất nhiều ý tưởng hay, nhưng vì thiếu tài chính nên chưa thể thực hiện. Ông cho hay: "Tôi vẫn còn nhiều ý tưởng kịch bản chương trình hay, có chương trình mới và chương trình cũ. Tuy nhiên, vì không có tài chính nên đành "đóng băng" tất cả. Ví dụ như chi phí sản xuất chương trình Thách thức danh hài khoảng 1 triệu đô. Nhiều người còn đề nghị sẽ ủng hộ, tặng tiền để tôi làm lại. Tôi rất biết ơn và trân trọng tình cảm của mọi người, nhưng tôi không thể nhận một cách đơn giản như vậy được. Tôi không dám nhận tiền mà sẽ tìm cách khác, tìm nhà tài trợ để chương trình trở lại".Khi chuyển sang làm YouTube, Color Man chia sẻ nhờ việc kết nối với khán giả qua các kênh mạng xã hội giúp mình có thêm nhiều ý tưởng cho công việc. Ông xem kênh YouTube của mình như nhật ký cuộc sống, nơi chia sẻ những câu chuyện tích cực, những trải nghiệm trong công sống, ẩm thựa, địa danh... đến những người yêu mến mình. Tuy nhiên, gần nửa năm qua, doanh nhân 6X cũng không đăng tải video mới vì quá bận rộn kinh doanh. Ông thừa nhận công việc kinh doanh cũng gặp không ít khó khăn, một số cửa hàng phải đóng cửa tạm ngừng do thiếu nguồn tài chính. "Tôi kinh doanh bánh mì, may mắn được mọi người thương và ủng hộ. Nhưng tôi không chuẩn bị sẵn dòng tiền, không có đủ lực sản xuất nên bị đứt giữa chừng. Chắc sắp tới đây, tôi chỉ làm nhỏ lẻ, kiếm sống qua ngày thôi chứ không dám làm lớn. Hy vọng trong năm 2025, tôi sẽ trở lại bằng cách này hoặc bằng cách khác. Không chỉ là nội dung, những chương trình mà còn có các dự án riêng mà tôi đang ấp ủ", Color Man bày tỏ.
xổ số miền bắc
Mở đầu chương trình, Tổng lãnh sự Úc tại TP.HCM Sarah Hooper cho biết Hương vị Úc 2025 sẽ diễn ra vào tháng 3 và tháng 4. Đây là sự kiện thường niên nhằm tôn vinh nước Úc như một quốc gia sáng tạo, đổi mới, đồng thời giới thiệu chất lượng vượt trội của các sản phẩm ẩm thực Úc và thúc đẩy hợp tác giữa ngành công nghiệp thực phẩm Việt Nam-Úc.Theo bà Hooper, Hương vị Úc năm nay có ý nghĩa đặc biệt khi đánh dấu một năm kể từ thời điểm Việt Nam và Úc ký kết Quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện, khẳng định cam kết mở rộng hợp tác song phương trong thương mại, đầu tư và văn hóa.Bà Hooper cho biết thương mại hai chiều Việt Nam-Úc trong năm 2024 đạt hơn 22 tỉ AUD. Hai nước đã chứng kiến sự tăng trưởng tuyệt vời, đặc biệt trong hoạt động Úc xuất khẩu thực phẩm, sợi và lâm nghiệp sang Việt Nam và luồng thương mại từ Việt Nam sang Úc.Hương vị Úc 2025 thể hiện rõ tinh thần này bằng cách mang đến cơ hội để người tiêu dùng và doanh nghiệp Việt Nam trải nghiệm những sản phẩm nông sản và ẩm thực hàng đầu của Úc.Năm nay, bếp trưởng Ngô Thanh Hòa, Quán quân MasterChef Vietnam 2013, đảm nhận cương vị Gương mặt Đại diện chương trình. Trong vai trò này, bếp trưởng tham gia buổi ra mắt truyền thông hôm 11.3, và đảm nhận vị trí trưởng ban giám khảo cuộc thi nấu ăn hôm 12.4.Cuộc thi là sân chơi dành cho các học viên ngành bếp từ các trường dạy nghề tại TP.HCM, tạo điều kiện cho họ thể hiện kỹ năng và sự sáng tạo với các nguyên liệu cao cấp từ Úc. Người chiến thắng sẽ nhận được cơ hội đào tạo và thực tập từ các chuyên gia hàng đầu trong ngành.Tổng lãnh sự Hooper khẳng định đào tạo, kỹ năng và giáo dục vô cùng quan trọng trong quan hệ đối tác Việt Nam - Úc. "Hơn 100.000 người Việt Nam có bằng cấp của Úc và rất nhiều ngành công nghiệp dịch vụ khách sạn tại Việt Nam có nền tảng vững chắc sau khi được đào tạo ở Úc", theo bà. Vì thế cuộc thi nấu ăn cũng là cơ hội cho thấy mức độ ảnh hưởng của công tác đào tạo trong mảng ẩm thực.Về phần mình, bếp trưởng Ngô Thanh Hòa chia sẻ ông rất vinh dự khi trở thành đại diện của Hương vị Úc 2025. Đây là cơ hội tuyệt vời để giới thiệu những nguyên liệu Úc chất lượng cao đến với thực khách Việt Nam và truyền cảm hứng cho thế hệ đầu bếp trẻ.Chương trình năm nay bao gồm nhiều sự kiện sôi động, từ chương trình quảng bá ẩm thực tại các nhà hàng, cuộc thi nấu ăn, triển lãm thương mại - tiêu dùng, đến Đêm tiệc Gala, tất cả đều nhằm đưa hương vị Úc đến với thực khách Việt Nam.Đặc biệt, Hương vị Úc 2025 hợp tác cùng 29 nhà hàng hàng đầu tại TP.HCM để giới thiệu chất lượng của nông sản, trái cây tươi và các sản phẩm Úc hiện có trên thị trường Việt Nam.Để lấy được vé, từ 13.3 đến 6.4, những người mê ẩm thực Việt-Úc khi đến dùng bữa tại các nhà hàng đối tác sẽ được đóng dấu tem vào thẻ chương trình. Việc thu thập đủ 5 dấu tem ở các nhà hàng khác nhau, họ sẽ có cơ hội nhận vé miễn phí tham dự Đêm Gala Hương vị Úc hôm 12.4.Tổng lãnh sự Úc khuyến khích những người quan tâm nhanh chóng tham gia để có cơ hội đoạt được vé mời với số lượng giới hạn.Cũng vào ngày 12.4, một trong những điểm nhất của chương trình sẽ được thể hiện qua cuộc triển lãm thương mại-tiêu dùng sôi động và mở cửa miễn phí tại khách sạn The Reverie Saigon.Danh sách các nhà hàng có thể thu thập tem được đăng trên trang Facebook của chương trình (https://www.facebook.com/tasteofaustralia.vn).Hương vị Úc được ưa chuộng ở Việt NamHương vị Úc tiếp tục được chào đón trên khắp Việt Nam. Theo số liệu của Tổng lãnh sự Úc tại TP.HCM, trong các năm gần đây, chương trình đã đón nhận gần 10.000 đơn vị tham gia tại hơn 85 sự kiện chính thức, bên cạnh các chương trình khuyến mãi của hơn 150 đối tác nhà hàng và nhà bán lẻ. Chương trình nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của hơn 350 đối tác, nhà cung cấp, và nhà tài trợ trong lĩnh vực kinh tế tư nhân ở cả Việt Nam và Úc.
quay-thử-xổ-số-miền-trung-thứ-tư